Ngoài lãnh thổ Việt Nam Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

Quân Giải phóng đã nhiều lần tổ chức tấn công vào các căn cứ, sân bay của Mỹ tại Lào, CampuchiaThái Lan. Dưới đây là một số vụ đã được tài liệu Mỹ công bố:

Tấn công căn cứ radar Lima 85

Đầu tháng 3/1968, 30 đặc công Việt Nam cùng 9 lính công binh bắt đầu đợt tấn công căn cứ radar Lima 85 của Mỹ đặt tại Lào. Căn cứ được đặt trên độ cao 1.700m, được bao quanh bởi các vách đá, chỉ có một con đường dốc xuống tới 1 bãi đáp dài 700m. Các đặc công được trang bị súng trường AK-47, súng SKS, thuốc nổ, lựu đạn và 3 ống phóng lựu. 18h ngày 11/3, 1 đợt pháo kích hỗ trợ cho nhóm đặc công dọn mìn và mở đường đến căn cứ. Đến 21h tối, các đặc công Việt Nam bắt đầu trèo lên vách đá, chia làm 5 nhóm để đồng thời tấn công từ nhiều phía.

Các đặc công Việt Nam đã vào vị trí vào lúc 3h sáng, tiêu diệt lính gác và trạm radar TSQ-81 bằng các khẩu súng phóng lựu. Chỉ huy căn cứ là thiếu tá Clarence Barton và nhiều nhân viên kỹ thuật của không lực Mỹ khi chạy ra đã bị đặc công Việt Nam tiêu diệt. Nhóm đặc công chỉ tổn thất 1 người trong khi đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh giá trị, giết chết 12 nhân viên quân sự Mỹ và ít nhất 42 lính gác người Thái Lan và người Mông, chỉ có 6 trong số 18 nhân viên CIA và phi công Mỹ tại căn cứ là sống sót. Một số lượng lớn vũ khí quanh căn cứ đã bị quân Việt Nam thu giữ, bao gồm 1 khẩu pháo 105mm, 1 khẩu pháo 85mm, 4 khẩu súng không giật, 4 súng cối hạng nặng, 9 súng máy hạng nặng và lượng đạn dược khổng lồ. Sự kiện này được chính phủ Mỹ giấu kín trong suốt 3 thập kỷ[23].

Vụ đột kích sân bay Pochentong, Campuchia

Sân bay Pochentong là sân bay lớn nhất ở Campuchia, chứa hơn 100 máy bay chiến đấu và vận tải của quân đội Lon Nol. Ngày 18/1/1971, sân bay này tiếp nhận thêm 30 máy bay của quân đội Sài Gòn để phục vụ cho các cuộc tấn công vào quân Giải phóng ở biên giới.

Vào đêm ngày 21-22/1/1971, Đội đặc công 25Tiểu đoàn 7 đặc công Phước Long, do đoàn trưởng Tống Viết Dương chỉ huy tiến hành tập kích sân bay. Khoảng 100 lính đặc côngcông binh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã âm thầm vượt qua vành đai phòng thủ "Biệt khu Thủ đô" (RMS) do quân đội Campuchia thiết lập xung quanh Phnôm Pênh và thực hiện 1 cuộc đột kích ngoạn mục vào căn cứ không quân Pochentong.

Toàn đội chia thành 6 phân đội nhỏ hơn được trang bị chủ yếu là súng trường AK-47 và súng chống tăng RPG-7, các đơn vị đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành công trong việc bóc các lớp hàng rào kẽm gai và nhanh chóng áp đảo số lính trang bị kém của Tiểu đoàn an ninh làm nhiệm vụ đêm đó.

Một khi vào được bên trong khu căn cứ, các đội đặc công liền tung ra 1 đợt bắn phá dữ dội bằng các loại súng nhỏ và súng phóng lựu, bắn vào bất kỳ chiếc xe và máy bay nào mà họ thấy trên khu vực đậu xe tiếp giáp với đường băng và các công trình gần đó; 1 trong những đội đặc công thậm chí còn trèo vào cạnh khu nhà ga thương mại của sân bay dân sự và sau khi chiếm giữ vị trí tại nhà hàng quốc tế bên trên mái nhà, họ bắn 1 quả đạn RPG-7 vào kho chứa bom napalm gần nhà để máy bay của quân đội Sài Gòn, gây cháy nổ dữ dội. Khoảng 50 lính Campuchia tử trận và khoảng 300 bị thương[31], nhiều xe cơ giới, 69 máy bay (52 chiếc của không quân Lon Nol và 17 chiếc của Không quân Sài Gòn) bị phá hủy hoặc hư hại nặng trong trận này[32], trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ tổn thất 3 người tử trận.

Sân bay phải ngừng hoạt động hơn 10 ngày để sửa chữa. Cuộc tập kích đã xóa sổ phần lớn trang bị của không quân Lon Nol. Toàn bộ kế hoạch chi viện bằng đường không cho cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71” của quân đội Sài Gòn bị phá sản, góp phần vào thất bại trong chiến dịch “Chenla 2” trên mặt trận đường 6 - đông bắc Campuchia.

Căn cứ Udorn, Đông Bắc Thái Lan

Một đêm cuối tháng 5/1968, sau khi dùng chiến thuật đặc công đột nhập và đặt mìn vào 4 máy bay, trên đường rút ra, 5 chiến sĩ tình báo bị phát hiện. Thượng úy Bùi Thế Sách và Trung úy Lê Đức Mục tình nguyện ở lại kìm chân đối phương để 3 người còn lại rút lui an toàn. Sau 1 hồi đấu súng, chưa kịp rút cùng đồng đội thì 4 quả mìn phát nổ, Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục hy sinh. Trận đánh sân bay Udorn đã gây thiệt hại đáng kể cho không quân Mỹ: 4 máy bay F-5 bị phá hủy, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thương vong. Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 26/7/1968, khoảng 22h25, 1 tốp 5 chiến sĩ đặc công sử dụng súng tự động bắn chế áp lính canh và các trạm gác bảo vệ sân bay, trong khi 1 tốp khác xông tới bắn vào chiếc máy bay C-141 đang lăn bánh ra đường băng và ném bộc phá trúng vào động cơ máy bay, chiếc máy bay bùng cháy. Sau đó, đội đặc công này chạy tới cụm nhà ga và phá hủy 1 máy bay F-4 và rút lui. 1 chiếc HH-43 cất cánh yểm trợ cho đội bảo vệ sân bay, cũng bị đặc công bắn hỏng nhẹ. Một số phương tiện kỹ thuật cũng bị phá hủy, 1 đặc công quân Giải phóng tử trận.

Căn cứ Ubon, miền Tây Thái Lan

Có tổng cộng 3 trận đánh tại đây:

  • Trận đầu tiên vào ngày 28/7/1969, lúc 1h30 rạng sáng, 3 đặc công bắn hạ 2 lính bảo vệ sân bay và 1 chó nghiệp vụ đang tuần tra và đánh cháy 2 máy bay C-47 và 1 xe ca, hệ thống nhìn đêm cũng bị vô hiệu hóa.
  • Trận thứ 2 tại Ubon vào ngày 11/1/1970, 1 tốp đặc công tấn công vào nhà ga sân bay và chạm súng với lính canh. Sau vụ đấu súng, 5 đặc công tử trận, số còn lại phải rút lui, cuộc tấn công này coi như thất bại. Không rõ thương vong của lính canh Thái Lan.
  • Trận cuối cùng tấn công vào Uborn, ngày 1/6/1972, 2 đặc công hy sinh, 2 lính canh bảo vệ sân bay bị hạ, không có thiệt hại về máy bay.

Sân bay Utapao, nơi đặt căn cứ B-52

Sân bay Utapao là nơi Mỹ đặt căn cứ máy bay B-52. Sân bay này được coi là được bảo vệ ở cấp độ cao nhất ở Thái Lan.

Vào chiều tối ngày 3/8/1968, 2 lính quân báo Phùng Hồng LâmLê Văn Đình chuẩn bị 2 quả bộc phá, mỗi quả 5 kg, gài kíp định giờ, sau đó dùng chiến thuật đặc công vượt qua những hàng rào dây thép gai rồi lao thật nhanh đến 2 chiếc B-52 đỗ cạnh nhau. Gài xong bộc phá đúng 4h ngày 4/8/1968, 2 tình báo viên nhanh chóng rút khỏi sân bay, đến chỗ tập kết tắm rửa, mặc quần áo rồi ung dung bắt xe khách trở về Băng Cốc. Xe chạy được 1 quãng thì từ phía sân bay Utapao phát ra 2 tiếng nổ lớn. 2 ngày sau đó, báo chí Thái Lan đăng tin sân bay Utapao bị tập kích, 2 chiếc B-52 bị hỏng nặng và 2 chiếc khác hỏng vừa, hơn 20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thiệt mạng. Do đài chỉ huy bị hư hại, nên căn cứ không quân này phải đóng cửa 10 ngày để sửa chữa. Phùng Hồng Lâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Lúc 2h22 sáng 10/1/1972, 3 lính đặc công gồm Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài, Trần Thế Lại (Tiểu đoàn 1A - Bộ Tư lệnh Đặc công) đột nhập vào sân bay. Bị phát hiện, tổ đã nổ súng tiêu diệt cả toán tuần tra gồm 2 lính Mỹ và 1 chó bec-giê. Bùi Văn Phương và Vũ Công Đài lao nhanh đến mục tiêu, dùng lựu đạn và thuốc nổ đánh vào từng chiếc máy bay. 3 khối bộc phá phát nổ và đánh hỏng nặng 3 chiếc B-52 (phía Mỹ chỉ công nhận có 1 chiếc B-52 hỏng vừa, 2 chiếc B-52 khác bị hỏng nhẹ). Nhiều lính Thái Lan bị hạ, phía Việt Nam không có thiệt hại. Cả ba đặc công tham gia trận đánh đều được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=v... http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=v... http://366thspsk-9.com/Misc/Attacks.htm http://history1900s.about.com/library/photos/blyin... http://history1900s.about.com/library/photos/blyvi... http://archives.chicagotribune.com/1967/02/27/page... http://www.encyclopedia.com/doc/1O63-PleikuBattleo... http://www.fullajahjane.com/troi_terrorist_portrai... http://www.g2mil.com/lost_vietnam.htm http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/i...